• Trang chủ
  • Giải pháp
Oreka me
  • Blog
  • Liên hệ
Thương hiệu cá nhân

Hướng dẫn cách đăng ký thương hiệu cá nhân dễ và nhanh nhất

bởi Khánh Linh 26/07/2022 0 Nhận xét

Mục lục

  1. Tìm hiểu nhanh về đăng ký thương hiệu cá nhân
  2. Tầm quan trọng của việc đăng ký thương hiệu cá nhân
  3. Hướng dẫn quy trình đăng ký thương hiệu cá nhân dễ hiểu
    1. Bước 1: Tra cứu thương hiệu cá nhân 
    2. Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký thương hiệu cá nhân
    3. Bước 3: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu Trí tuệ
    4. Bước 4: Theo dõi đơn đăng ký
    5. Bước 5: Nhận đơn đăng ký
  4. Tạm kết

Trong lĩnh vực của bạn cũng có rất nhiều đối thủ đang hoạt động. Và bạn đã rất tâm huyết sáng tạo nên thương hiệu của mình. Lúc này điều bạn cần làm là nhanh chóng đăng ký thương hiệu cá nhân để nhận được sự bảo hộ, phòng tránh những trường hợp tranh chấp trong tương lai.

Tìm hiểu nhanh về đăng ký thương hiệu cá nhân

Đăng ký thương hiệu là việc chủ sở hữu thương hiệu (cá nhân/ tổ chức) nộp đơn đăng ký thương hiệu độc quyền tại Cục Sở hữu Trí tuệ. Đây là cơ quan có thẩm quyền xem xét và chứng nhận bảo hộ thương hiệu cá nhân. 

Trải qua 4 bước thẩm định, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ cho bạn. Văn bằng này sẽ có thời hạn bảo hộ cho thương hiệu là 10 năm kể từ ngày cấp. Bạn được phép gia hạn bảo hộ mỗi lần 10 năm với số lần không hạn chế.

Tầm quan trọng của việc đăng ký thương hiệu cá nhân

Đăng ký thương hiệu nhằm mục đích bảo hộ sự độc quyền của tên thương hiệu cá nhân mà bạn sáng tạo nên. Được sự bảo vệ của cơ quan có thẩm quyền. Không chỉ các doanh nghiệp, tổ chức hay nhãn hiệu lớn. Đăng ký bảo hộ thương hiệu cá nhân trong lĩnh vực bạn hoạt động cũng rất quan trọng. 

Đã có rất nhiều câu chuyện bị “đánh mất” thương hiệu độc quyền vì chậm/ không đăng ký bảo hộ. Việc không khẳng định chủ quyền sẽ rất dễ bị người khác sử dụng, đặc biệt nếu thương hiệu của bạn đang tạo ra giá trị thương mại. Vì vậy đăng ký thương hiệu cá nhân cũng là biện pháp để tránh sự cạnh tranh thiếu lành mạnh.

Đăng ký thương hiệu cá nhân để phòng tránh việc tâm huyết của bạn bị "đánh mất"
Đăng ký thương hiệu cá nhân để phòng tránh việc tâm huyết của bạn bị “đánh mất”

Đây không phải là thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên rất cần thiết để bảo vệ quyền lợi của chính bạn. Khi được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. Bạn đã được Nhà nước thừa nhận quyền sở hữu và bảo vệ quyền lợi sở hữu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Khi phát hiện dấu hiệu bị xâm phạm lợi ích. Bạn có thể chứng minh quyền sở hữu của mình và được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp.

Ngoài ra, việc đăng ký sở hữu độc quyền thương hiệu cũng giúp công chúng nhận diện bạn dễ dàng hơn. Và bạn cũng có thể đóng gói để chuyển nhượng thương hiệu để thu thêm lợi nhuận.

Tìm hiểu cách xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội thu hút công chúng mục tiêu tại đây!

Hướng dẫn quy trình đăng ký thương hiệu cá nhân dễ hiểu

Bước 1: Tra cứu thương hiệu cá nhân 

Mục đích của bước này là kiểm tra sự trùng lặp hoặc khả năng gây nhầm lẫn với các thương hiệu khác đã nộp đơn trước đó. Khả năng được bảo hộ thương hiệu cao không. Tra cứu cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí trong trường hợp nhãn hiệu bị trùng lặp với những chủ sở hữu nộp đơn trước. 

Để tiến hành tra cứu, bạn thực hiện như sau:

  • Truy cập địa chỉ tra cứu: http://iplib.ipvietnam.gov.vn/WebUI/WSearch.php
  • Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào mục “Nhãn hiệu tìm kiếm”.
  • Nhập thông tin phân loại nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào mục “Nhóm SP/DV”.
  • Nhập thông tin phân loại hình vào mục “Phân loại hình” (nếu là nhãn hình).
  • Nhập thông tin tên sản phẩm/ dịch vụ vào mục “Tên sản phẩm / dịch vụ”.
  • Hoàn tất nhập thông tin và bấm nút “Tìm kiếm”.

Nếu sau khi kiểm tra, bạn nhận thấy chưa có sự trùng lặp thương hiệu hoặc có khả năng đăng ký cao. Bạn có thể đăng ký thương hiệu cá nhân.

Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký thương hiệu cá nhân

Bạn chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

#1. Tờ khai đăng ký thương hiệu cá nhân: 

  • Mẫu nhãn hiệu.
  • Mô tả mẫu nhãn hiệu.
  • Thông tin chủ đơn đăng ký (Xem lưu ý).
  • Thông tin tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp (nếu nộp thông qua đại diện).
  • Thông tin về số lượng nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký.
  • Thông tin về chi phí đăng ký.

*Lưu ý về thông tin chủ đơn đăng ký: Chủ sở hữu cần cung cấp các thông tin về tên chủ đơn, địa chỉ chủ đơn:

  • Đối với chủ đơn là công ty, tên và địa chỉ chủ đơn được liệt kê theo Giấy đăng ký kinh doanh cập nhật gần đây nhất.
  • Đối với chủ đơn là cá nhân, tên và địa chỉ chủ đơn theo CMND/thẻ căn cước/hộ chiếu của chủ đơn còn thời hạn sử dụng.

#2. Mẫu nhãn hiệu, logo nhân hiệu, thương hiệu (2 mẫu nhãn đi kèm với 2 đơn đăng ký, 5 mẫu nhãn nộp cùng với hồ sơ đăng ký).

Ngoài ra, nếu bạn nộp đơn thông qua Đại diện sở hữu công nghiệp thì cần chuẩn bị thêm Giấy ủy quyền cho việc đăng ký. Đại diện sẽ thay bạn tiến hành các thủ tục liên quan.

*Lưu ý khi đăng ký:

  • Bạn cần chú ý giữ các giấy tờ thanh toán lệ phí đăng ký thương hiệu. Vì trong quá trình chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ cần có bản sao chứng từ chứng minh bạn đã nộp phí, lệ phí.
  • Điền đầy đủ và chính xác các thông tin trên tờ khai. Kiểm tra cẩn thận trước khi nộp lên Cục Sở hữu Trí tuệ. Cục sẽ thẩm định chặt chẽ hồ sơ của bạn.

Bước 3: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu Trí tuệ

Bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu cá nhân đầy đủ để nhanh chóng được cấp văn bằng bảo hộ
Bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu cá nhân đầy đủ để nhanh chóng được cấp văn bằng bảo hộ

Bạn có thể tới trực tiếp Cục Sở hữu Trí tuệ tại 386 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc văn phòng đại diện tại TP.HCM, Đà Nẵng. Hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện. Cục sẽ xem xét và ra quyết định bảo hộ thương hiệu cho bạn nếu hợp pháp.

Đọc thêm: Bật mí cách định vị thương hiệu cá nhân và TOP 3 lưu ý quan trọng

Bước 4: Theo dõi đơn đăng ký

Sau khi nộp, đơn đăng ký của bạn sẽ trải qua 3 giai đoạn thẩm định chặt chẽ:

  • Thẩm định hình thức đơn: 1 – 2 tháng sau khi nộp đơn. Cục sẽ xem xét hồ sơ của bạn đã hợp lệ hay chưa để quyết định chấp nhận/ từ chối đơn.
  • Công bố đơn: Nếu được chấp nhận, đơn đăng ký hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
  • Thẩm định nội dung: Đánh giá khả năng được bảo hộ theo các điều kiện bảo hộ. Thời gian thẩm định không quá 9 tháng từ ngày công bố đơn.
  • Ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ: Nếu nhãn hiệu của bạn đáp ứng các điều kiện bảo hộ và đã nộp đầy đủ các chi phí, Cục sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ngược lại.

Điều kiện bảo hộ:

  • Dấu hiệu nhìn thấy được: Nhãn hiệu được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh; phải nhận thức và cảm nhận được bằng thị giác của con người.
  • Có khả năng phân biệt: Phải phân biệt được với nhãn hiệu của chủ thể khác; được tạo thành từ một/ một số yếu tố dễ nhớ, dễ nhận biết hoặc tạo thành tổng thể dễ nhớ, dễ nhận biết.

Bước 5: Nhận đơn đăng ký

Sau khi xem xét và nhận thấy nhãn hiệu của bạn đáp ứng các yêu cầu bảo hộ. Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ cấp cho bạn giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu cá nhân.

Tạm kết

Đăng ký thương hiệu cá nhân là bảo vệ chính quyền lợi của bạn. Vì vậy chúng tôi hy vọng bài viết này có nhiều thông tin hữu ích giúp bạn bảo vệ thương hiệu của mình. Nếu bạn chưa đăng ký bảo hộ, đừng chần chừ mà hãy bắt đầu chuẩn bị hồ sơ ngay hôm nay!

Bạn đang cần 1 người bạn đồng hành trên hành trình xây dựng và khai thác thương hiệu cá nhân?
Liên hệ ngay
0 Nhận xét
0
FacebookTwitterPinterestEmail
Khánh Linh

Bài viết trước
Bật mí cách định vị thương hiệu cá nhân và TOP 3 lưu ý quan trọng
Bài viết kế tiếp
Hướng dẫn xây dựng website thương hiệu cá nhân thành công 100%

You may also like

Gợi ý 5 cách xây dựng thương hiệu...

04/10/2022

Gợi ý 7 cách củng cố và phát...

27/09/2022

Tại sao cần xây dựng thương hiệu cá...

20/09/2022

4 lợi ích cho doanh nghiệp từ thương...

13/09/2022

So sánh chi tiết thương hiệu cá nhân...

06/08/2022

Gợi ý TOP 5 cuốn sách thương hiệu...

02/08/2022

Hướng dẫn xây dựng website thương hiệu cá...

30/07/2022

Bật mí cách định vị thương hiệu cá...

23/07/2022

Tổng hợp những thương hiệu cá nhân nổi...

19/07/2022

6 bí quyết thiết kế logo thương hiệu...

16/07/2022

Để lại nhận xét Thoát phản hồi

Lưu lại thông tin cho lần nhận xét tiếp theo

Đăng ký nhận Cẩm nang hướng dẫn xây dựng thương hiệu cá nhân của Oreka.me

  • Facebook
  • Youtube
  • Email

DMCA.com Protection Status @2022 - Toàn bộ bản quyền thuộc Oreka.Me

Oreka me
  • Trang chủ
  • Giải pháp
Oreka me
  • Blog
  • Liên hệ